Cách trị táo bón cho trẻ em
Lượt xem: 493
Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ em với biểu hiện đi ngoài phân rắn, khô và rất lâu mới đi đại tiện một lần. Điều này là cho các bậc phụ huynh rất lo lắng. Chính vì vậy, việc điều trị táo bón ở trẻ được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Điều trị táo bón cho trẻ em tại nhà
Phần lớn các trường hợp táo bón có thể hỗ trợ điều trị tại nhà bằng những biện pháp đơn giản, thường có hiệu quả trong vòng 24 giờ. Nếu sau đó, phụ huynh quan sát thấy trẻ vẫn còn triệu chứng táo bón thì nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được hỗ trợ chữa trị tốt hơn.
Dưới đây là những cách mà phụ huynh có thể tự chữa trị táo bón cho trẻ tại nhà:
Đối với trẻ nhỏ
- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi: uống nhiều nước trái cây nguyên chất như mận, táo, lê. Những loại quả này rất tốt cho trẻ em bị táo bón.
- Trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi: có thể cho uống nước trái cây khoảng 60 - 120ml/ngày.
- Trẻ từ 8 - 12 tháng tuổi: uống nước trái cây tối đa 180ml/ngày.
Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất để trị táo bón
- Bổ sung các loại thức ăn giàu chất xơ: nếu trẻ đã ăn được thức ăn đặc, phụ huynh có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bên cạnh đó, bổ sung các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau bằng cách nghiền nát như mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi,…
- Uống các loại sữa có chất sắt: hàm lượng chất sắt trong sữa cho trẻ nhỏ rất ít nên sẽ không gây hoặc làm nặng hơn tình trạng táo bón. Do đó, phụ huynh không cần đổi sữa có nồng độ sắt thấp. Trường hợp phụ huynh muốn đổi sữa cho trẻ thì nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.
- Siro sắt chứa nồng độ sắt cao và có thể gây táo bón. Do đó, đối với những trẻ cần uống giọt sắt, có thể thay đổi chế độ ăn uống hoặc phương pháp điều trị khác để trẻ không bị táo bón.
Hãy nhập SDT Chúng Tôi sẽ Tư Vấn Miễn Phí.
Đối với trẻ lớn
- Nước trái cây: tương tự như trẻ nhỏ, nước trái cây mận, táo, lê nguyên chất có thể giúp làm mềm phân ở trẻ lớn.
- Trẻ từ 1- 6 tuổi: không uống quá 180ml/ngày.
- Trẻ trên 7 tuổi: uống tối đa 1- 2 ly khoảng 120ml/ngày.
- Nên cho trẻ ăn đủ 4 nhóm thực phẩm, bao gồm thức ăn nguyên hạt, trái cây và rau.
- Khi áp dụng các biện pháp trên vẫn không cải thiện tình trạng táo bón của trẻ, phụ huynh phải ngưng cho trẻ dùng sữa bò, phomai và kem trong 1 - 2 tuần.
Trẻ bị táo bón kéo dài cần đưa đến gặp bác sĩ
Trẻ bị táo bón mức độ nào thì cần đưa đến bệnh viện?
Táo bón xảy ra với người lớn đã gây những phiền toái, đối với trẻ em lại càng có ảnh hưởng nghiêm trọng hơn. Vì thế khi trẻ bị táo bón lâu ngày, giải pháp tốt nhất là nên đưa bé đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi trẻ có những dấu hiệu sau đây thì cần đưa đến gặp bác sĩ:
- Khi trẻ bị đau bụng dữ dội.
- Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi chưa đi tiêu sau hơn 24 giờ so với bình thường. Ví dụ như bình thường bé đi tiêu 2 ngày/lần, nhưng nay đã 3 ngày vẫn chưa đi tiêu được.
- Trẻ đi tiêu phân khô cứng thay vì mềm hoặc sệt.
- Quan sát thấy trong phân của trẻ có lẫn máu.
- Trẻ đau rát, cố gắng rặn mới đi tiêu được nhưng lượng phân lại rất ít.
- Trước đó, trẻ đã bị táo bón nhiều lần.
Để nhận được các ưu đãi từ phòng khám, bạn hãy đặt hẹn online ngay bằng cách gọi đến hotline 0292 3736 333 hoặc làm theo hướng dẫn bên dưới để được các chuyên gia tư vấn hỗ trợ nhanh chóng.
Hiện nay, phòng khám đang xây dựng hệ thống Tư vấn online miễn phí nhanh chóng - đơn giản - thuận tiện, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu khám chữa bệnh với hai kênh tư vấn:
- Tư vấn qua số điện thoại: 0292 3736 333
- Tư vấn qua chat trực tuyến tại đây
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các tư vấn chuyên khoa của chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các tư vấn giải đáp miễn phí và cho lời khuyên tốt nhất.
Để đăng ký và lấy số đặt hẹn khám trước, bạn vui lòng bấm vào ô tư vấn dưới đây
* Lưu ý: hiệu quả của việc hỗ trợ điều trị còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.